Tuy nhiên theo người dân trong làng và các tín đồ tin vào phép lạ của hòn đá bay, họ có một cách nâng đơn giản hơn nhiều. 11 người đàn ông đứng xung quanh hòn đá và dùng ngón trỏ ở bàn tay phải chạm vào phía dưới hòn đá rồi đồng thanh hô to tên vị thánh Qamar Ali Darvesh. Chỉ cần làm điều đó, hòn đá lập tức bay lên dễ dàng.
Hòn đá Levitating của Shivapur gắn liền với tên tuổi của vị thánh Qamar Ali Darvesh. Ông sinh ra trong một gia đình Hồi giáo trung lưu, nơi có nhiều người đàn ông luôn tự hào về sức mạnh cơ bắp của họ và thường xuyên luyện tập. Qamar khác với những người đàn ông đó trong gia đình. Ông sớm trở thành đệ tử của Pir (một nhân vật nổi tiếng trong đạo Hồi Sufi) sống gần nhà, khi mới 6 tuổi. Qamar dành phần lớn thời gian để ăn chay và thiền, thay vì luyện tập thể chất.
Truyền thuyết kể rằng, Qamar nổi tiếng khắp làng vì là người giàu lòng nhân ái và khả năng chữa bệnh kỳ diệu của mình. Nhưng ông cũng thường bị các chàng trai khác chế giễu vì không bao giờ quan tâm đến việc rèn luyện thân thể.
Trước khi chết, ông đã đặt lời nguyền lên một hòn đá lớn mà đàn ông trong làng thường sử dụng để luyện tập sức mạnh. Qamar làm điều đó vì muốn chứng minh rằng sức mạnh tinh thần lớn hơn sức mạnh thể chất. Ông yêu cầu đặt hòn đá đó cạnh mộ mình và trăn trối rằng: "Nếu 11 người đàn ông đặt ngón tay trỏ của bàn tay phải phía dưới hòn đá và gọi tên ông, ông sẽ khiến nó bay lên cao quá đầu họ. Nếu không làm điều đó, họ sẽ không thể di chuyển hòn đá cao quá 60 cm".
Ngoài ra, do Qamar chết vẫn chưa lấy vợ, phụ nữ bị cấm chạm vào hòn đá và xuất hiện ở đây.
Mọi người đã đổ xô đến đây để trải nghiệm phép lạ này trong nhiều thế kỷ. Nhiều người tin vào nó nhưng cũng có người đến đây vì tò mò hoặc muốn tìm ra mánh khóe lừa đảo. Tuy nhiên, không ít người tin rằng, đây chỉ là một chiêu trò quảng cáo để thu hút khách du lịch mà thôi.
Mặc dù đã xem nhiều hình ảnh và video trước đó nhưng William Wolfe là một trong những khách du lịch không tin vào phép lạ này. Anh đã đến thăm hòn đá và tham gia vào màn nâng đá. Anh phát hiện ra rằng, 10 người còn lại không chỉ dùng ngón tay để nâng, mà họ dùng sức mạnh của cả bàn tay.
"Tôi là một trong số 11 người tham gia và là người duy nhất không đọc tên ông ấy (tên vị thánh). Như vậy có nghĩa là chỉ có 10 người thực hiện đúng nghi lễ. Tôi cẩn thận quan sát những người còn lại, họ đã dùng sức của cả bàn tay để nâng đá và bắp tay của họ uốn cong do phải dùng lực. Không có chuyện hòn đá tự bay mà là nó được nâng lên".
William chắc chắn không phải là người duy nhất tham gia vào trải nghiệm này và phát hiện ra không hề có phép lạ nào xuất hiện ở đây. Tất cả chỉ là lời đồn và hòn đá được đẩy lên cao là do sức mạnh của con người. Dù vậy, đến nay, hàng nghìn người hiếu kỳ vẫn đổ về ngôi làng này để tận mắt chứng kiến điều kỳ diệu được người dân lan truyền trong nhiều năm.
Theo Oddity Central
" alt=""/>Bí ẩn hòn đá gần một trăm cân 'biết bay' khi có 11 người cùng chạm vàoNếu diện tích đất lấn chiếm có nguồn gốc nông lâm trường, được quy hoạch để làm hạ tầng công cộng thì UBND cấp tỉnh sẽ thu hồi, giao chủ đầu tư xây dựng. Người đang sử dụng đất vi phạm này được tạm thời sử dụng đến khi Nhà nước thu hồi và phải giữ nguyên hiện trạng, kê khai đăng ký đất.
Đất lấn chiếm có nguồn gốc nông lâm trường và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở từ trước ngày 1/7/2014, không thuộc quy hoạch lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, không thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp sổ đỏ và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thứ ba, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do lấn đất, chiếm đất không thuộc các trường hợp đã nêu và sử dụng đất không đúng mục đích, nếu đang sử dụng đất ổn định, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch nông thôn thì được xem xét cấp sổ đỏ và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Nếu đất vi phạm chưa sử dụng ổn định hoặc không phù hợp quy hoạch thì người sử dụng chỉ được dùng tạm thời đất khi Nhà nước thu hồi.
Cuối cùng, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang, không có tranh chấp thì được Nhà nước cấp sổ đỏ theo hạn mức giao đất nông nghiệp do UBND cấp tỉnh quy định. Diện tích đất vượt hạn mức chuyển sang thuê của Nhà nước.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai như đã nêu kể từ ngày 1/7/2014 trở về sau thì Nhà nước không cấp sổ đỏ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Năm 2023, UBND TP.Bà Rịa xếp thứ 3/8 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh về kết quả chỉ số CCHC.
Trong 6 tháng năm 2024, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND TP.Bà Rịa triển khai thực hiện 23 nhiệm vụ trên hệ thống phần mềm chỉ đạo điều hành. Trong đó, 21 văn bản đã thực hiện, đúng hạn 14 nhiệm vụ; trễ hạn 7 nhiệm vụ và đang trong thời gian xử lý 2 nhiệm vụ.
Thành phố đã cắt giảm thời gian giải quyết so với quy định hiện hành thuộc thẩm quyền của UBND thành phố năm 2024 với 184/328 TTHC, đạt tỷ lệ 56%. Thời gian rút ngắn của từng TTHC từ 40-50%.
Cũng trong 6 tháng năm 2024, tổng hồ sơ đã giải quyết thuộc thẩm quyền của UBND thành phố 3.405 hồ sơ. Trong đó, đúng hạn 3.393 hồ sơ, đạt tỷ lệ 99,65% và trễ hạn 12 hồ sơ chiếm tỷ lệ 0,35%. Kết quả số hóa hồ sơ đạt tỷ lệ 100%.
Qua kiểm tra, Đoàn ghi nhận việc triển khai thực hiện, kết quả đạt được khá toàn diện trên cả 6 nội dung CCHC, cũng như công tác chuyển đổi số và thực hiện đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ. Tuy nhiên, thành phố cần khắc phục tình trạng hồ sơ trễ hạn để tạo sự hài lòng cho người dân và DN.
Tin, ảnh:AN NHIÊN (Báo Bà Rịa - Vũng Tàu)
" alt=""/>Thành phố Bà Rịa (Bà Rịa